Thiết kế xây dựng công trình là phần cực kỳ quan trọng đối với mỗi dự án đầu tư. Nội dung, yêu cầu và các quy định liên quan đều được thực hiện tuân thủ theo Nghị định Số: 12/2009/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH. Thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật là hai bước liên tiếp trong quy trình thiết kế dự án 3 bước bao gồm cả bước thiết kế bản vẽ thi công cuối cùng (đối với các công trình phải lập dự án). Hố ga thông minh Thuận Thiên cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích để nắm rõ được nội dung của 2 bước thiết kế trên.

Hồ sơ thiết kế cơ sở và kỹ thuật bao gồm những nội dung nào?
Thiết kế công trình xây dựng thi công dự án

Thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật là gì?

Cùng tìm hiểu định nghĩa cơ bản của hai khái niệm này, từ đó sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát và dễ dàng đi sâu hơn vào nghiên cứu.

Thiết kế cơ sở

Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.

Thiết kế kỹ thuật

Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công.

Các bước trong quy trình thiết kế
Tham khảo: Quy trình thiết kế 2 bước và thiết kế 3 bước

Tham khảo ngay: Thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng!

Nội dung của hai bước thiết kế cơ sở và kỹ thuật

Ở hai bước thiết kế này, người làm đều phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ bao gồm phần bản vẽ và phần thuyết minh. Với hồ sơ thiết kế kỹ thuật còn có thêm phần dự toán. Cụ thể hơn như sau:

Nội dung thiết kế cơ sở

Phần thuyết minh bao gồm các nội dung:

  • Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
  • Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
  • Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
  • Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;
  • Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
  • Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

Phần bản vẽ là phần chung cần có của thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật. Với bước cơ sở bao gồm:

  • Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
  • Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
  • Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
  • Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật  chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công

Dựa trên nền tảng thiết kế cơ sở và nội dung phê duyệt, thuyết minh kỹ thuật gồm các nội dung:

  • Phương án lựa chọn kỹ thuật sản xuất, dây chuyền công nghệ, lựa chọn thiết bị,
  • So sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật,
  • Kiểm tra các số liệu làm căn cứ thiết kế; các chỉ dẫn kỹ thuật;
  • Giải thích những nội dung mà bản vẽ thiết kế chưa thể hiện được và các nội dung khác theo yêu cầu của chủ đầu tư;

Bản vẽ phải thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu chính đảm bảo đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng;

Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thể hiện thông số kích thước, vật liệu cần thiết
Thiết kế kỹ thuật của công trình Cầu Rồng – Đà Nẵng

Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.

Một điểm cần lưu ý là nội dung thiết kế kỹ thuật số phải phù hợp với thiết kế cơ sở ở bước 1 thì mới phù hợp, gắn kết chặt chẽ.

Lời kết

Với các chia sẻ trên đây, Hố ga thông minh Thuận Thiên mong rằng bạn đọc đã nắm vững được nhiều thông tin hơn về định nghĩa, cũng như nội dung cơ bản của 2 bước thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật. Cần xác định công trình theo thiết kế mấy bước và quy định với từng bước thiết kế để thực hiện được chuẩn chỉnh.

Cùng ghé thăm website chính thức của chúng tôi để tham khảo dòng sản phẩm hố ga thông minh, hiệu quả và thâm thiện với môi trường. Cũng như khám phá thêm nhiều nội dung tin tức hữu ích về xây dựng, thi công nha!