Để một công trình có thể đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng, không thể phủ nhận mức độ đặc biệt của công việc giám sát thi công. Trên thực tế, mọi người có xu hướng đặt các yếu tố liên quan đến giá cả, thời gian thi công lên hàng đầu hơn. Vậy quy trình giám sát thi công xây dựng là gì? Kinh nghiệm, nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình như thế nào? Cùng hogathongminh tìm hiểu qua bài viết sau đây, bạn nhé.
Quy trình giám sát thi công xây dựng là gì?
Giám sát thi công xây dựng là người đảm nhận vị trí chịu trách nhiệm về việc theo dõi. Cũng như kiểm soát khối lượng trong cả công trình thi công. Phải đáp ứng được các tiến độ và thời gian thi công công trình, an toàn lao động. Theo như đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật hiện hành trong xây dựng. Những kỹ sư nhận nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng. Phải có được những chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định pháp luật đã đặt ra.
8 bước thi công công trình xây dựng
Thông thường, một quy trình thi công xây dựng phải đáp ứng đủ 8 bước như sau:
Bước 1: Quy trình kiểm tra hồ sơ thiết kế trong giám sát thi công xây dựng
Bước đầu tiên là kiểm tra hồ sơ thiết kế một cách tổng thể và hướng dẫn kỹ thuật thi công công trình. Nhận xét chi tiết hồ sơ thiết kế thi công của công trình xây dựng. Thẩm tra dự toán và những yêu cầu kỹ thuật. Để nhận ra các thiếu sót và đưa ra biện pháp giải quyết càng sớm càng tốt. Với mục đích chính là khắc phục hậu quả hoặc bổ sung thêm các điều khoản, điều kiện. Nhằm đảm bảo chất lượng và tính an toàn cho công việc.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch giám sát thi công
Cần nhận định vào hồ sơ thiết kế và những quy định kỹ thuật theo tiêu chuẩn đã được đề ra. Với mục đích đáp ứng chất lượng công trình, kỹ sư chính sẽ lập một kế hoạch giám sát một cách chi tiết.

Bước 3: Quy trình, giám sát nhận xét hồ sơ thiết kế thi công xây dựng
Toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công trong từng hạng mục, phải được kiểm tra, rà soát một cách chu đáo. Nhằm đáp ứng tiêu chuẩn và tiêu chí về kỹ thuật của một công trình hoàn thiện.
Bước 4: Theo dõi từng hạng mục của công trình xây dựng
Người giám sát công trình xây dựng sẽ phải đảm nhận và có trách nhiệm. Trong việc theo dõi từng hạng mục một cách chặt chẽ. Nhằm đáp ứng các số liệu kỹ thuật đúng với tiêu chuẩn. Kịp thời phát hiện ra các lỗi sai sót trong quá trình thi công.
Bước 5: Đảm bảo tiến độ thi công
Nhằm bám sát tiến độ theo kế hoạch, người giám phải thường xuyên đôn đốc và theo dõi chặt chẽ tiến độ thi công. Đặc biệt, để rút ngắn thời gian, đẩy nhanh tiến độ công trình. Người giám sát cần phải nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thiết thực.

Bước 6: Giá thành xây dựng phải được quản lý chặt chẽ
Để điều chỉnh và cân đối dự toán chi phí ít xảy ra phát sinh và chính xác nhất. Kỹ sư cần phải theo sát, tính toán và báo cáo tình chênh lệch giá vật liệu xây dựng. Giữa giá tại thời điểm tiến hành thi công và trên hồ sơ giấy tờ cần thiết.
Bước 7: Lập báo cáo định kỳ
Những sai sót, những điểm hạn chế phải được lập báo cáo định kỳ thường xuyên. Ở mức độ từ hàng tuần, hàng tháng một cách chi tiết và cụ thể. Tiếp đó, để kịp thời xử lý, cần phải đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất.
Bước 8: Nghiệm thu công trình xây dựng
Nghiệm thu từng hạng mục và toàn bộ công trình. Chính là giai đoạn hoàn tất quy trình giám sát thi công. Nhằm đáp ứng mục đích chung là đảm bảo chất lượng của công trình khi đưa vào bàn giao sử dụng.
Những kinh nghiệm nên biết trong quy trình giám sát thi công xây dựng
Có thể nói, người giám sát công trình xây dựng là người đảm bảo chất lượng và tiến độ. Đúng với thời gian được cấp phép xây dựng. Thế nên, việc giám sát thi công được xem là mang lại hiệu quả kinh tế cho các nhà thầu, chủ đầu tư. Vậy nên, để có thể đáp ứng đầy đủ những yếu tố của một công trình hoàn thiện. Cần đảm bảo kinh nghiệm giám sát thi công như sau:
Kiểm tra sự khả thi của bản thiết kế
Bước vô cùng quan trọng trong công tác giám sát xây dựng. Chính là kiểm tra sự khả thi của bản thiết kế. Thế nên, người nhận nhiệm vụ giám sát phải dựa vào những quy chuẩn về kỹ thuật xây dựng được áp dụng cho quá trình thi công. Để khảo sát, kiểm tra và đánh giá hồ sơ thiết kế một cách chuẩn xác nhất.

Song song đó, mục đích của bước kiểm tra này là phát hiện kịp thời những thiếu sót của bản thiết kế. Và đề xuất những giải pháp cụ thể nhất. Hướng đến một công trình mà đảm bảo được chất lượng, độ an toàn của công trình. Cũng như chi phí phát sinh có thể giảm thiểu tối đa.
Xây dựng kế hoạch giám sát và đánh giá hồ sơ thiết kế thi công
Để lập kế hoạch giám sát thi công xây dựng công trình. Người giám sát cần phải xem xét vào hồ sơ thiết kế đã hoàn thành. Đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật. Và tiêu chuẩn xây dựng thông qua chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng.
Sau khi đã hoàn tất quy trình lập kế hoạch, người giám sát cũng cần phải kiểm tra. Và đánh giá toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công từng hạng mục của công trình. Đảm bảo từ những việc nhỏ nhất đến từng hạng mục, tất cả đều phải đảm bảo được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn đã đặt ra.
Thực hiện quy trình giám sát thi công xây dựng ở từng hạng mục
Từng khâu, từng công đoạn trong các hạng mục thi công. Phải được người giám sát thi công xây dựng theo dõi một cách chặt chẽ. Bên cạnh đó, để có thể kịp thời phát hiện sai sót và đưa ra biện pháp xử lý nhanh chóng. Người giám sát cần kiểm tra số liệu thống kê về nguyên vật liệu, kích thước,….

Chưa kể hết, trước khi đưa vào sử dụng, từng nguyên vật liệu, thiết bị phải được tiến hành kiểm tra, nghiệm thu. Đối chiếu số lượng một cách cụ thể. Mục đích chính là tránh xảy ra sai sót không mong muốn. Đảm bảo chất lượng cũng như hoàn thành tiến độ thi công của công trình. Từ đó, giảm thiểu chi phí phát sinh và đảm bảo thực hiện đúng theo như quy định đã ký với chủ đầu tư có trong hợp đồng.
Đáp ứng được tiến độ xây dựng của công trình
Trong quá trình giám sát thi xây dựng, người giám sát cần phải có kinh nghiệm trong việc đôn đốc. Hay cho công nhân nghỉ ngơi tuỳ vào tình hình thời tiết. Bởi lẽ, công nhân phải được đáp ứng nhu cầu ăn uống, đảm bảo thể trạng và tinh thần tốt. Thì tiến độ và chất lượng công trình mới có thể đạt yêu cầu đúng với thời gian dự kiến trong hợp đồng.
Không những thế, với từng hạng mục công trình cần phải giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện của nhà thầu. Nhằm mục đích là đáp ứng đúng thời gian trong hợp đồng về việc hoàn thành công trình. Chưa kể hết, để có thể đảm bảo chất lượng và thời gian thi công như đã ký kết. Ngoài ra, đội giám sát có thể đề xuất các biện pháp và nghiên cứu giải pháp một cách hiệu quả.
Với bài viết chia sẻ những thông tin hữu ích như trên. Hi vọng bạn đọc có thể nắm bắt được quy trình, kinh nghiệm, nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng. Để được cập nhật và chia sẻ thêm nhiều kiến thức trong lĩnh vực xây dựng. Hãy liên hệ ngay với Hố Ga Thông Minh, hãy liên hệ với HỐ GA THÔNG MINH ngay hôm nay!
Xem thêm: