Shophouse hay còn gọi là loại hình BĐS nhà phố thương mại, nói cách khác shophouse cũng được phép kinh doanh như các loại tài sản thông thường khác, …. Chính vì những lợi ích vượt trội mà loại BĐS này mang lại, mà xu hướng đầu tư vào nó ngày càng tăng. Thế nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về loại hình này. Đặc biệt là các quy định pháp lý – pháp luật về loại hình shophouse. Và trong bài viết hôm nay, Thuận Thiên sẽ chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức pháp luật – pháp lý cần thiết cho những ai đã, đang, và sẽ kinh doanh Shophouse.
Khung pháp lý của shophouse
Shophouse là sự kết hợp giữa “shop” và “house”; bạn có thể hiểu đơn giản đây là mô hình nhà ở kết hợp với hoạt động thương mại. Cho đến nay, các vấn đề liên quan đến tính pháp lý của shophouse vẫn chưa thực sự rõ ràng.
Trong các văn bản pháp luật về xây dựng, đất đai, bất động sản hiện nay đều không có định nghĩa cụ thể về Shophouse và tính pháp lý của Shophouse. Do đó, theo thông tin từ Bộ Xây dựng, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể nào về loại hình này; thủ tục mua bán Shophouse sẽ tương tự như đối với các giao dịch bất động sản khác.
Quy định pháp luật về shophouse
Mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng của shophouse
Shophouse được xây dựng với hai mục đích là để ở và kinh doanh. Tuy nhiên, shophouse là nhà ở nên mục đích sử dụng hợp pháp của shophouse là để ở, và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình cá nhân.
Shophouse khác với căn hộ chung cư, shophouse là nhà ở riêng lẻ và được phép sử dụng nhà ở riêng lẻ vào mục đích kinh doanh. Vì là nhà ở riêng lẻ nên shophouse được xây dựng trên đất ở của một hộ gia đình cá nhân. Đất ở của hộ gia đình cá nhân được nhà nước giao đất có thu thuế sử dụng đất ổn định lâu dài theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật đất đai năm 2013. Hiện tại, pháp luật quy định về loại hình của Shophouse sẽ gồm:
Shophouse tại khối đế chung cư
Thời hạn sở hữu: 50 năm (nếu khách hàng có nhu cầu tiếp tục sử dụng sẽ được nhà nước gia hạn)
Nếu bạn có nhu cầu sở hữu shophouse với mục đích vừa để ở vừa để kinh doanh; thì bất động sản đó phải nằm trong phân khu dự án được phép sử dụng kết hợp với hoạt động thương mại. Shophouse không phải là nhà ở nên chủ sở hữu không được đăng ký tạm trú, tạm vắng tại đây.
Shophouse là biệt thự liền kề thấp tầng
- Thời hạn sở hữu: thời gian dài.
- Khung pháp lý tương tự như biệt thự và nhà liền kề.
- Nhà nước nghiêm cấm sử dụng sai mục đích nên để ở và thương mại phải tách biệt.
Shophouse đã có giấy chứng nhận?
Chủ sở hữu shophouse nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận này có giá trị ổn định lâu dài theo thời gian sử dụng đất.
Quy định pháp luật về các giao dịch liên quan Shophouse
Các căn shophouse có thể được mua bán như bất kỳ tài sản chung nào khác. Các giao dịch như tặng cho, mua, bán, cho thuê …; được thực hiện khi căn nhà có giấy chứng nhận, không bị tranh chấp,; không bị thu giữ để thi hành bản án, quyết định hành chính, và không bị phong tỏa, phá dỡ …
Theo mục 118 của Luật Nhà ở 2014, chủ shophouse cũng chỉ có thể cho thuê một phần của tòa nhà; chẳng hạn bằng cách cho thuê tầng đầu tiên làm mặt bằng thương mại trong khi các tầng trên vẫn được sử dụng để ở.
Các quy định pháp luật của shophouse về mua bán
Hiện nay, khung pháp lý về loại hình nhà phố thương mại shophouse chưa thực sự rõ ràng và chưa có quy định cụ thể về khái niệm mô hình này. Do đó, việc mua bán Shophouse sẽ được áp dụng bình đẳng đối với các loại hình bất động sản khác.
Tuy nhiên, sẽ không thể tránh khỏi những rủi ro, tranh chấp. Theo đó, các tranh chấp này sẽ được giải quyết bằng hình thức pháp lý hiện hành của bất động sản cũng như hợp đồng mua bán và cho thuê. Do đó, Shophouse ít nhiều vẫn nằm trong sự kiểm soát và điều chỉnh của pháp luật dân sự.
Quy định pháp luật về phí chuyển nhượng của shophouse
Đối với Shophouse mới đặt cọc, chưa ký hợp đồng mua bán chính thức: chuyển nhượng bình thường, miễn phí.
Đối với Shophouse đã ký hợp đồng mua bán, chưa bàn giao: chi phí chuyển nhượng = 2% và phí trước bạ, sổ đỏ đứng tên người mua cuối cùng.
Đối với Shophouse đã giao nhận nhà nhưng chưa ra sổ đỏ: phí chuyển nhượng = 2% và phí trước bạ, sổ đỏ vẫn đứng tên chính chủ trước đó.
Đối với Shophouse đã cấp Sổ đỏ: Phí Chuyển nhượng Sổ đỏ = 2% và phí trước mặt, hoàn tất thủ tục sang tên Sổ đỏ cho chủ mới.
Đầu tư shophouse cần lưu ý điều gì?
Ngoài các vấn đề pháp lý vừa nêu trên, khi bạn có ý định đầu tư shophouse, điều cần quan tâm tiếp đến chính là hạ tầng thoát nước của ngôi nhà nói riêng và toàn khu vực nói chung.
Bởi thường shophouse sẽ được xây dựng trong các khu đô thị mới và hiện đại. Và chẳng ai muốn gặp những tình trạng nghẹt cống, tắc nghẽn cống; hay thường xuyên rò rỉ mùi hôi hay sự xuất hiện của những “vị khách” không mời như gián chuột phải không nào? Nếu dự án bạn đang có ý định đầu tư vẫn còn đang sử dụng loại hố ga gạch – bê tông truyền thống, thì khả năng cao sau thời gian sử dụng sẽ gặp phải những hiện trạng trên. Nếu bạn chưa biết hố ga là gì thì phải tìm hiểu ngay bây giờ nhé, và hãy là người đầu tư thông minh.
Tiếp tục theo dõi Thuận Thiên – hogathongminh.vn để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích.