Nhà shophouse là gì? Ưu, nhược điểm của shophouse như thế nào? Đâu là những mô hình mẫu nhà shophouse đẹp? Đây chắc hẳn là những thắc mắc chung của rất nhiều người. Bởi lẽ, shophouse này không chỉ là mô hình sở hữu thiết kế đẹp mắt mà còn mang lại cho chủ đầu tư những lợi ích có một không hai. Vậy cụ thể như thế nào, hãy cùng Thuận Thiên đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây, bạn nhé!

Nhà shophouse là gì?

Shophouse là mô hình bất động sản kết hợp giữa nhà ở và căn hộ thương mại. Đặc biệt, nằm ở tầng trệt của các dự án chung cư cao tầng hoặc nhà phố thương mại là những đặc điểm thường thấy ở shophouse.

Nhà shophouse là gì? Shophouse là mô hình bất động sản kết hợp giữa nhà ở và căn hộ thương mại xuất hiện từ thế kỷ 19
Nhà shophouse là gì? Shophouse là mô hình bất động sản kết hợp giữa nhà ở và căn hộ thương mại xuất hiện từ thế kỷ 19

Có thể nói, mô hình shophouse đã xuất hiện từ thế kỷ 19. Đặc biệt được xây dựng với quy mô lớn ở một số nước Đông Nam Á trong thời kỳ thuộc địa. Các thiết kế shophouse tương tự trên thế giới có thể thấy ở khu vực Mỹ Latinh và Caribean.

Xem thêm: Thiết Kế Shophouse Có Ưu Điểm Gì?

Điểm nổi bật của nhà shophouse là gì?

Với ưu điểm có một không hai là vừa kinh doanh tầng dưới vừa sinh sống ở tầng trên. Mà chủ của những shophouse sẽ tiết kiệm được một khoản lớn chi phí trong việc đáp ứng cả 2 mục đích.

Bên cạnh đó, shophouse không những giúp chủ nhà thuận tiện trong việc đi lại mà tối ưu hoá chi phí vận hành cho địa điểm kinh doanh. Tất cả là nhờ hình thức tách biệt giữa khu vực sinh sống và kinh doanh.

Chưa hết, khu dân cư đông đúc là vị trí địa lý đặc trưng của shophouse. Nên gần như shophouse mang lại lợi thế về diện tích lẫn việc di chuyển. Thế nên, nếu bạn đang có mục đích kinh doanh, để tiếp cận được nhiều nguồn khách tiềm năng. Chắc chắn shophouse là một gợi ý trên cả tuyệt vời.

Ngoài ra, thường những căn shophouse không được xây dựng nhiều mà chỉ theo số lượng định mức sẵn. Có thể thấy loại hình shophouse thường chỉ chiếm từ 2% đến 5% tổng số của một dự án bất động sản. Nguyên nhân dẫn đến sự khan hiếm đẩy đã khiến cho loại hình shophouse này tăng cao về tính thanh khoản.

Mặt hạn chế của nhà shophouse là gì?

Thứ nhất, vì shophouse thường bị giới hạn trong một tổ hơp xây dựng. Nên so với các căn hộ chung cư, nhà ở thông thường khác shophouse thường có giá bán cao hơn 20% hoặc hơn. Chưa hết, khi tính toán đến khả năng sinh lời, các chủ đầu tư cần phải tính toán rất nhiều vì phải bỏ ra một số tiền khá lớn.

Vừa đáp ứng nhu cầu kinh doanh buôn bán và sinh hoạt, shophouse giúp chủ nhà tiết kiệm được một khoản lớn chi phí
Vừa đáp ứng nhu cầu kinh doanh buôn bán và sinh hoạt, shophouse giúp chủ nhà tiết kiệm được một khoản lớn chi phí

Thứ hai và cũng là mặt hạn chế lớn nhất của shophouse: thời gian sở hữu. 50 năm là thời hạn cho phép mà chủ đầu tư có thể sở hữu các căn shophouse tại chung cư cao tầng. Khi hết thời hạn mà luật pháp đã quy định, shophouse sẽ thuộc về chủ sở hữu đầu tiên khi dự án được cấp phép. Tuy nhiên, nếu hết thời hạn mà người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng. Thì trường hợp này vẫn được nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá 50 năm.

Một nhược điểm khác của các căn shophouse là tiến độ xây dựng. Khi đầu tư vào các căn shophouse, nhà đầu tư thường có kế hoạch kinh doanh cụ thể để thu lợi nhuận. Nếu chủ đầu tư chậm bàn giao sẽ ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của người mua.

3 mẫu nhà shophouse đẹp và nổi bật đầu thế kỷ 20

Sau khi đã tìm hiểu mô hình nhà shophouse là gì? Cũng như ưu, nhược điểm cụ thể của mô hình này. Hãy cùng Thuận Thiên khám phá 3 mẫu phong cách shophouse đẹp mắt phổ biến nhất thế kỷ 20 nhé!

Mẫu shophouse đẹp thời kỳ đầu (những năm 1840-1900)

Nguồn gốc của shophouse Singapore bắt nguồn từ Trung Quốc. Đặc biệt là các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến, nơi phần lớn những người nhập cư sớm đến Singapore.

Những căn nhà phố đầu tiên này được xây dựng ở đầu phía nam của sông Singapore vào giữa những năm 1840. Những ngôi nhà này ngày nay được biết đến với tên gọi phong cách shophouse thời kỳ đầu.

Mẫu shophouse thời kỳ đầu (những năm 1840-1900) bắt nguồn từ Trung Quốc, đặc trưng là có tầng thấp, xây dựng ngắn và rộng hơn
Mẫu shophouse thời kỳ đầu (những năm 1840-1900) bắt nguồn từ Trung Quốc, đặc trưng là có tầng thấp, xây dựng ngắn và rộng hơn

Kiểu nhà này thường có tầng thấp, xây dựng ngắn và rộng hơn. Chỉ có một hoặc hai cửa sổ ở mặt tiền tầng trên. Mặt tiền của ngôi nhà đơn giản hơn được tô điểm bằng các cửa sổ; cửa ra vào bằng khung gỗ hình chữ nhật; có lỗ thông gió ở giữa hoặc phía trên để lưu thông. Về đặc điểm trang trí, đồ trang trí thường phản ánh văn hóa dân tộc của người Trung Quốc.

Phong cách shophouse chuyển tiếp đầu tiên (1900 – 1920)

Đặc điểm của những căn nhà shophouse thời kỳ chuyển tiếp nằm ở sự thay đổi về chiều cao. Khi chiều cao tăng lên giúp cho mặt tiền thoáng và sôi động hơn. Trong khi các cửa sổ và cửa ra vào vẫn đóng bằng gỗ. Các lỗ thông gió cũng có hình dạng độc đáo như hình vuông, hình thoi. Làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho căn shophouse. Ngoài ra, cửa sổ phá vỡ quy tắc hình chữ nhật thuần tuý. Thay đổi sang dạng vòm hoặc khung hình bán nguyệt.

Phong cách shophouse những năm 1900 – 1940

Trong khi shophouse chuyển tiếp vẫn đơn giản về phong cách và tối thiểu về đồ trang trí. Thì shophouse những năm 1900 – 1940 lại ưu tiên sự nổi bật trong lối bài trí công phu và phong cách rộng rãi khác xưa. Về đặc điểm trang trí, các phong cách shophouse muộn có khuôn trang trí lớn hơn. Những tác phẩm gỗ chạm khắc thủ công tinh tế. Cũng như đồ trang trí rực rỡ và gạch men tráng men mới lạ. Cảm hứng thiết kế cho những căn nhà phố này phản ánh tay nghề thủ công chuyên nghiệp và ảnh hưởng từ vô số dân tộc; chủ yếu là tái hiện nét chủ đạo từ cả phương Đông và phương Tây.

Mô hình shophouse những năm 1900 – 1940 ưu tiên sự nổi bật trong lối bài trí công phu và phong cách rộng rãi khác xưa
Mô hình shophouse những năm 1900 – 1940 ưu tiên sự nổi bật trong lối bài trí công phu và phong cách rộng rãi khác xưa

Ngoài ra, còn một đặc điểm nổi bật của phong cách này là giảm không gian tường; với mục đích là tạo sự thông thoáng hơn cho các tầng trên. Với ba cửa sổ thay vì hai cửa sổ truyền thống, phần lớn không gian tường đã được thay thế bằng cột hoặc cột chống. Cho phép các kiến trúc sư có thể tự do sáng tạo và thể hiện nhiều hơn.

Tạm kết

Hy vọng những thông tin giải đáp mẫu nhà shophouse là gì; cùng với đó là những mẫu mã, phong cách nhà shophouse những năm đầu thế kỉ 20; mà Thuận Thiên đã sưu tầm được từ nhều nguồn uy tín.

Nếu muốn cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích trong lĩnh vực xây dựng; đừng quên theo dõi fanpage và website Hố Ga Thuận Thiên mỗi ngày, bạn nhé!