Bạn đang muốn thay đổi thiết kế xây dựng cho công trình của mình nhưng không biết phải chuẩn bị từ đâu và bắt đầu như thế nào? Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn từ A – Z để việc thay đổi thiết kế xây dựng công trình trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Cùng tìm hiểu nhé!

Những trường hợp thay đổi, điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình 

Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 18/2016/TT-BXD quy định về Điều chỉnh thiết kế, dự toán xây dựng công trình: 

Những trường hợp được phép điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình
Những trường hợp được phép điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình

“1. Các trường hợp Điều chỉnh thiết kế, dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 84 của Luật Xây dựng và Điều 11 của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.”

Theo đó, Điều 11 Nghị định số 32/2015/NĐ -CP quy định như sau:

– Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh gồm tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần giá trị tăng (hoặc giảm). Phần giá trị tăng (hoặc giảm) phải được thẩm tra; thẩm định làm cơ sở để phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh theo quy định tại Điều 7;

– Thay đổi và bổ sung thiết kế nhưng việc thay đổi này không trái với thiết kế cơ sở; hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán kể cả chi phí dự phòng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt;

– Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần giá trị tăng (hoặc giảm). Phần giá trị tăng (hoặc giảm) phải được cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thẩm tra; thẩm định làm cơ sở để phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh.

– Chủ đầu tư tổ chức xác định dự toán xây dựng công trình điều chỉnh làm cơ sở để điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu và điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Những trường hợp cơ quan chuyên môn phải thẩm định và phê duyệt điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình 

Những trường hợp thay đổi thiết kế công trình phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Những trường hợp thay đổi thiết kế công trình phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 18/2016/TT-BXD quy định về Thay đổi, điều chỉnh thiết kế, dự toán xây dựng công trình: 

“3. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng Điều chỉnh trong các trường hợp:

  1. a) Điều chỉnh thiết kế xây dựng do có thay đổi về địa chất; tải trọng thiết kế; giải pháp kết cấu; vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực (trừ trường hợp làm tăng tính an toàn cho công trình) và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình;
  2. b) Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình do việc Điều chỉnh dẫn đến làm vượt tổng mức đầu tư hoặc vượt dự toán xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư phê duyệt.”

>>> THAM KHẢO NGAY: Thẩm Quyền Thẩm Định Thiết Kế Bản Vẽ Thi Công Và Dự Toán Xây Dựng

Trình tự thực hiện thay đổi thiết kế xây dựng công trình

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận – huyện (nơi xây dựng công trình)

Lưu ý: Nộp hồ sơ trong giờ hành chính từ thứ hai đến sáng thứ 7 trong tuần.

Sau đó, chuyên viên tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ:

  • Nếu hồ sơ đã đầy đủ, chuyên viên sẽ tiếp nhận và ghi Biên nhận.
  • Nếu hồ sơ sai xót hay chưa đầy đủ, chuyên viên sẽ hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận – huyện 

Đến trực tiếp trụ sở cơ quan hành chính nhà nước trong giờ hành chính các ngày trong tuần từ thứ hai đến sáng thứ bảy.

Hồ sơ điều chỉnh thiết kế công trình gồm những gì?

Hồ sơ điều chỉnh thiết kế công trình gồm có:

  1. Đơn xin thay đổi thiết kế xây dựng công trình
  2. Bản chính giấy phép xây dựng kèm bản vẽ được duyệt
  3. Bản vẽ thiết kế xin điều chỉnh (tùy theo loại công trình)

Trường hợp, công trình có diện tích phát sinh ngoài chủ quyền, người nộp đơn cần chuẩn bị thêm giấy cam kết không có tranh chấp khiếu nại về ranh giới thửa đất (theo mẫu quy định).

Lưu ý:

  • Số lượng hồ sơ: 2 bộ
  • Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày hồ sơ nhận được hợp lệ 
  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan thực hiện thay đổi, điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình 

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình
  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân quận – huyện
  • Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận – huyện; Phòng Công thương huyện; Phòng Quản lý đô thị quận.
  • Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có

Tổng kết 

Trên đây là toàn bộ thông tin về các trường hợp cũng như cách thức thay đổi thiết kế xây dựng công trình mà Thuận Thiên muốn chia sẻ tới bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề nào chưa hiểu rõ, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhé!

Nếu bạn đang tìm kiếm các sản phẩm hố ga thông minh; hiệu quả và thân thiện với môi trường hay những thông tin hữu ích về thi công và xây dựng, hãy ghé ngay website chính thức của Thuận Thiên. Chắc chắn bạn sẽ tìm được sản phẩm phù hợp và biết thêm những thông tin hữu ích đó.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!