Hiện nay vấn đề quản lý dự án là vấn đề không hề nhỏ, cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi thực hiện bất cứ dự án nào. Các câu hỏi về quản lý dự án đầu tư xây dựng được đặt ra rất đa dạng từ các hình thức quản lý đến hợp đồng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Hố Ga Thông Minh Thuận Thiên tìm lời giải cho các câu hỏi về quản lý dự án xây dựng này nhé!

4 các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng theo hợp đồng

Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng theo hợp đồng là một trong những vấn đề được đặt câu hỏi nhiều nhất. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về 4 hình thức này nhé!

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng

Quản lý dự án trực tiếp là hình thức được nhiều chủ đầu tư sử dụng. Hình thức này được áp dụng khi chủ đầu tư có đủ chuyên môn trong lĩnh vực dự án. Và có thể theo sát quá trình vận hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án. Trên thực tế, chủ đầu tư sẽ trực tiếp quản lý dự án theo hai hạng mục sau:

Loại 1: Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân và bộ máy chuyên môn trực thuộc. Để tổ chức quản lý hợp đồng, quản lý dự án. Ngoài ra, chủ đầu tư còn phải thông qua quyết định giao nhiệm vụ. Hay giao quyền hạn quản lý cho một số bộ phận, cá nhân.

Loại 2: Chủ đầu tư quyết định thành lập ban quản lý để giám sát hoàn thành công trình. Các thành viên trong ban quản lý này đều có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, pháp lý. Dựa trên những yêu cầu mà dự án đề ra.

Quản lý dự án trực tiếp là hình thức được nhiều chủ đầu tư xây dựng sử dụng.
Quản lý dự án trực tiếp là hình thức được nhiều chủ đầu tư xây dựng sử dụng.

Hình thức quản lý dự án trực tiếp này sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:

Chủ đầu tư thực hiện một dự án xây dựng quy mô lớn, đòi hỏi kỹ thuật và tính chuyên nghiệp cao.

Chủ đầu tư thực hiện nhiều dự án cùng một lúc.

Trưởng ban – chủ nhiệm quản lý dự án

Đây là một trong những hình thức tổ chức quản lý dự án theo hướng thuê bên thứ ba. Hoặc thuê người quản lý để thay mặt quản lý dự án hoàn thành dự án đầu tư. Hình thức thuê bên thứ ba thực hiện việc quản lý sẽ bao gồm hai hình thức sau:

Tư vấn quản lý dự án theo hợp đồng: Tổ chức được thuê đảm nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung dự án tùy theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.

Ban quản lý dự án chuyên ngành: Được thực hiện khi dự án được Chính phủ giao cho các cơ quan, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

Các trường hợp áp dụng hình thức chủ nhiệm dự án là:

Chủ đầu tư không có đủ năng lực chuyên môn cũng như trình độ kỹ thuật.

Dự án có vốn đầu tư công của Nhà nước hoặc vốn ngân sách nước ngoài.

Dự án có tính chất đặc thù và chuyên biệt.

Chìa khóa trao tay

Hình thức quản lý dự án chìa khóa trao tay là chủ đầu tư xây dựng phải có đủ năng lực. Cũng như đủ chuyên môn và cơ sở pháp lý để tự tổ chức đấu thầu dự án. Chủ đầu tư sẽ lựa chọn nhà thầu đủ năng lực theo quy định của pháp luật.

Hình thức chìa khóa trao tay là chủ đầu tư dự án phải có đủ năng lực, chuyên môn và cơ sở pháp lý.
Hình thức chìa khóa trao tay là chủ đầu tư dự án phải có đủ năng lực, chuyên môn và cơ sở pháp lý.

Khi áp dụng hình thức này, chủ đầu tư chỉ cần cung cấp kinh phí ban đầu như hai bên đã ký kết. Và ban quản lý dự án sẽ trực tiếp hoàn thành công trình theo đúng thời gian đề ra. Nhà thầu được lựa chọn sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư. Trong đó có tất cả trách nhiệm về mọi hoạt động quản lý dự án của mình.

Các trường hợp áp dụng chìa khóa trao tay phổ biến nhất là:

Khi dự án xây dựng được quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Dự án sử dụng ngân sách của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng tự thực hiện

Hình thức tự thực hiện hoàn toàn khác với hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý. Tại đây, chủ đầu tư sẽ sử dụng mọi nguồn lực của chính mình. Dùng nó để xây dựng ban quản lý chuyên ngành cho dự án. Và thực hiện mọi công đoạn của dự án theo đúng kế hoạch đề ra. Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi việc liên quan đến dự án. Cụ thể như: giá vật liệu xây dựng, quy trình sản xuất, tiến độ thi công,…

Vì họ chịu trách nhiệm pháp lý về giá thành và chất lượng sản phẩm nên chủ đầu tư cần giám sát mọi vấn đề rất chặt chẽ. Nhà đầu tư chỉ nên áp dụng hình thức quản lý này khi có đầy đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận.

Các trường hợp tự thực hiện dự án là:

Có đủ năng lực cải tạo, sửa chữa công trình quy mô nhỏ.

Tự quản lý thực hiện các dự án đầu tư liên quan đến cộng đồng.

Lời kết

Trên đây là các thông tin trả lời cho câu hỏi về các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng theo hợp đồng. Cảm ơn bạn đọc vì đã tin tưởng thông tin của Hố Ga Thông Minh Thuận Thiên cung cấp! Chúc bạn một ngày tốt lành!