Chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế bản vẽ thi công được đánh giá là cơ sở để thực hiện giám sát; tiến hành xây dựng công trình theo đúng tiến độ; và cuối cùng là nghiệm thu sau khi dự án đã hoàn tất. Thông thường, bản vẽ chỉ dẫn kỹ thuật sẽ do nhà thầu thiết kế xây dựng đảm nhận. Khi được phê duyệt, chỉ dẫn kỹ thuật sẽ trở thành “chìa khoá” của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng. Từ đó làm cơ sở để giám sát thi công dự án; quản lý thi công xây dựng và hoàn tất nghiệm thu công trình. Vậy chi tiết chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế là gì? Chỉ dẫn các kỹ thuật thể hiện trong thiết kế bản vẽ thi công xây dựng như thế nào? Cùng Thuận Thiên tìm hiểu qua bài viết sau đây ngay nhé!

Chỉ dẫn kỹ thuật là gì?

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng thì chỉ dẫn kỹ thuật được định nghĩa như sau:

Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình gói thầu xây dựng và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng.

Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình
Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình

Quy định về việc lập chỉ dẫn kỹ thuật cho dự án

Theo Điều 19 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật được quy định như sau:

Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập. Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để quản lý thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình.

Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt; và yêu cầu của thiết kế xây dựng công trình.

Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. Đối với công trình di tích và các công trình còn lại; chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng; hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng công trình.

Xem thêm: Hồ Sơ Thiết Kế Kỹ Thuật Gồm Những Gì?

Bản vẽ chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế là gì?

Bản vẽ kỹ thuật là một trong những loại bản vẽ được sử dụng; để thiết kế và xây dựng công trình. Bản vẽ kỹ thuật truyền tải cách thức hoạt động của cấu trúc hoặc cách kiến trúc đó được xây dựng nên.

Khác với bản vẽ mỹ thuật, bản vẽ kỹ thuật xây dựng được tạo ra; để hình dung các dự án kiến ​​trúc và kỹ thuật; cũng như giới thiệu tính năng của cấu trúc xây dựng. Hầu hết các bản vẽ được tạo ra trong giai đoạn xây dựng; thiết kế có thể được coi là bản vẽ kỹ thuật.

Khác với bản vẽ mỹ thuật, bản vẽ kỹ thuật xây dựng được tạo ra; để hình dung các dự án kiến ​​trúc và kỹ thuật; cũng như giới thiệu tính năng của cấu trúc xây dựng
Khác với bản vẽ mỹ thuật, bản vẽ kỹ thuật xây dựng được tạo ra; để hình dung các dự án kiến ​​trúc và kỹ thuật; cũng như giới thiệu tính năng của cấu trúc xây dựng

Bản vẽ kỹ thuật thường là hình thức giao tiếp chính giữa nhà thiết kế và khách hàng. Các bản vẽ này được sử dụng bởi những bên liên quan trong dự án; bao gồm kiến ​​trúc sư, thợ ống nước, kỹ sư, nhà thầu và thợ điện để phát triển cho toàn bộ dự án.

Thông qua, bản vẽ kỹ thuật các kiến trúc sư có thể dễ dàng và nhanh chóng chỉnh sửa hoặc chuyển đổi các bản vẽ; phù hợp với điều kiện hoặc hoàn cảnh xây dựng của dự án khi cần thiết. Các khái niệm cơ bản về bản vẽ kỹ thuật; thường được hoàn thành trong giai đoạn phát triển thiết kế. 

Chỉ dẫn các kỹ thuật thể hiện trong thiết kế bản vẽ thi công xây dựng

Các yếu tố cần thiết trong bản vẽ thiết kế và thông số kỹ thuật

Thông qua, bản vẽ kỹ thuật các kiến trúc sư có thể dễ dàng và nhanh chóng sửa đổi; chỉnh sửa hoặc chuyển đổi các bản vẽ; phù hợp với điều kiện hoặc hoàn cảnh xây dựng của dự án khi cần thiết
Thông qua, bản vẽ kỹ thuật các kiến trúc sư có thể dễ dàng và nhanh chóng sửa đổi; chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện hoặc hoàn cảnh xây dựng của dự án
  • Bản vẽ thiết kế: những bản vẽ này đưa ra các thông tin và thủ tục thiết kế cần thiết; để sử dụng cho các công trình.
  • Bảng số liệu: hạng mục này giúp đánh giá số lượng vật liệu; để cho phép nhà thầu định giá chính xác công việc mà họ đang đấu thầu.
  • Thông số kỹ thuật của vật liệu: đường kính, loại và cấp vật liệu cho ống hoặc cường độ nén 28 ngày của bê tông.
  • Yêu cầu đối với thử nghiệm vật liệu: yêu cầu thử nghiệm đối với công việc đào đắp; nghĩa là phải đạt được độ đầm nén và độ ẩm tối thiểu cần đạt được; tần suất thử nghiệm hoặc số lần thử nghiệm trên 1.000 m2 diện tích; để kiểm tra độ dẫn thủy lực trong ao lắng.
  • Phương pháp thi công và lắp đặt.
  • Các điều kiện phê duyệt phát triển phải được tuân thủ trong suốt quá trình xây dựng. 
  • Thông thường, các tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế trong bản vẽ thi công thường bao gồm; Bản vẽ thiết kế và thông số kỹ thuật xây dựng

Xem thêm: Thiết Kế Hạ Tầng Kỹ Thuật Là Gì Và Bao Gồm Những Gì?

Mục đích của việc chỉ dẫn kỹ thuật trong thiết kế bản vẽ thi công

Thông thường, bản vẽ thiết kế cần thể hiện chi tiết về bố cục; số đo, mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng. Thông tin này được chuẩn bị dưới dạng bản vẽ tỷ lệ của các công trình sẽ được xây dựng. Bản vẽ thiết kế phải được trình bày sao cho:

  • Dự án có thể dễ dàng truyền đạt trực quan khái niệm cho người cấp lô và nhà thầu xây dựng.
  • Bản vẽ thi công cần phải chỉ dẫn các kỹ thuật thiết kế ngắn gọn cụ thể.
Bản vẽ thiết kế cần thể hiện chi tiết về bố cục; số đo, mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng
Bản vẽ thiết kế cần thể hiện chi tiết về bố cục thông qua các số đo, mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng

Tạm kết

Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin pháp lý và một số kiến thức trong chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế bản vẽ thi công xây dựng. Ngoài ra, nếu bạn đọc có quan tâm đến giải pháp xanh cho các dự án; công trình xây dựng ven biển hoặc vệ tinh như khu nghỉ dưỡng, khu đô thị, resort,…Hướng đến xu hướng bất động sản trong tương lại; bạn đọc có thể tham khảo qua hố ga nhựa Thuận Thiên của chúng tôi ngay nhé!

Xem thêm: