Một công trình được biệt thự được hoàn thành cần rất nhiều những công đoạn khác nhau. Và để tiến độ thi công và chất lượng công trình được đảm bảo thì cần phải có bảng tiến độ thi công. Bảng tiến độ thi công là phần quan trọng của một công trình, thế nhưng không phải ai cũng biết hết về nó. Vì vậy hãy cùng Thuận Thiên tìm hiểu về bảng tiến độ thi công biệt thự chi tiết nhất nhé!
Định nghĩa về bảng tiến độ thi công biệt thự

Bảng tiến độ thi công biệt thự là bảng kế hoạch chi tiết hoặc tổng thể về việc sắp xếp, bố trí, các công việc, hạng mục cần hoàn thành trong một khoảng thời gian cố định. Theo đó, những công việc được sắp xếp theo một thứ tự hợp lý, đảm bảo sự liên tục của công trình.
Đây cũng được xem là văn bản pháp lý giữa chủ biệt thự và đơn vị thi công. Dựa vào bảng tiến độ, chủ nhà sẽ biết được chủ thầu có đang thực hiện đúng theo những gì đã cam kết hay không.
Chức năng của bảng tiến trình thi công biệt thự
Điều cơ bản nhất của bảng tiến độ là ở mỗi công đoạn, công việc sẽ có thời gian bắt đầu và kết thúc khá rõ ràng. Và theo đó, ở mỗi giai đoạn, bảng tiến trình sẽ có chức năng khác nhau. Thông thường, sẽ có 3 giai đoạn ứng với mỗi chức năng thích hợp.
Giai đoạn chuẩn bị trước thi công: Ở giai đoạn này, bảng tiến trình được xem là bảng kế hoạch chi tiết. Qua đó, những công cụ, máy móc, thiết bị, nhân lực,… sẽ được chuẩn bị một cách phù hợp để tiến hành tổ chức thực hiện.
Giai đoạn công trình đang được thi công: Bảng tiến trình chính là căn cứ để theo dõi quá trình thi công. Chủ thầu hay chủ nhà có thế xem xét, kiểm tra từng công tác, hạng mục đã và đang thực hiện như thế nào. Nếu trong những trường hợp sai phạm hoặc không đúng theo tiến độ, sẽ có kế hoạch xử lý một cách kịp thời.
Giai đoạn hoàn thành công trình: Lúc này, bảng tiến độ trở thành tiêu chuẩn dựa vào để đánh giá và nghiệm thu chất lượng, mức độ hoàn thiện dự án. Có thể nhận thấy, bảng tiến trình càng chi tiết và chính xác thì chủ biệt thự và đơn vị thi công càng dễ theo dõi và đánh giá.
Phương pháp lập bảng tiến độ thi công biệt thự chi tiết nhất
Phương pháp sơ đồ ngang (Gantt)
Phương pháp lập bảng tiến độ thi công này được kỹ sư Henry Gantt tạo ra. Theo đó, phương pháp này khá phổ biến trong những năm của thế kỷ XIX.

Tiến độ công trình sẽ được thể hiện bằng những đường thẳng nằm ngang liên tục hoặc đứt quãng tỷ lệ với thời gian. Bảng được thể hiện bằng hệ trục tọa độ. Theo đó, trục tung sẽ thể hiện những công việc của công trình. Còn lại, thời gian chi tiết hoàn thành sẽ được thể hiện ở trục hoành.
Đây là phương pháp khá đơn giản, dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất chính là không thực hiện được với những công trình mang tính phức tạp. Cũng như là chưa thể hiện được tính liên kết, logic các mối quan hệ của các giai đoạn với nhau.
Phương pháp sơ đồ xiên (Cyclogram)

Sơ đồ xiên (Cyclogram) hay còn được gọi là biểu đồ chu kỳ. Đây là phương pháp thể hiện tiến độ của dự án bằng các đường đồ thị bậc nhất trong không gian. Theo đó trục tung thể hiện thông số không gian của công việc. Trục hoành biểu diễn thông số thời gian. Vì vậy, phương pháp này rất thích hợp với những công trình có tính điều hòa liên tục.
Tuy nhiên, sơ đồ xiên cũng không có tính hiệu quả đối với những công trình lớn. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng không tính toán được yếu tố thời gian xây dựng. Mà đây chính là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu.
Phương pháp sơ đồ mạng
Tên gọi sơ đồ mạng dùng để chỉ chung nhiều phương pháp sử dụng lý thuyết mạng. Trong lịch sử phát triển của kỹ thuật lập bảng tiến độ dự án, có rất nhiều những sơ đồ mạng đã được phát triển. Một số loại tiêu biểu có thể kể đến như: phương pháp đường găng CPM, phương pháp kỹ thuật ước lượng và kiểm tra dự án PERT, phương pháp sơ đồ mạng công việc MPM, phương pháp sơ đồ mạng nút PDM,… Hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất chính là CPM và PERT.

Trong sơ đồ mạng, hai yếu tố quan trọng nhất chính là công việc và sự kiện. Sơ đồ này khắc phục được hầu hết những nhược điểm của phương pháp trước đó. Các mối quan hệ của công việc sẽ được thể hiện một cách sinh động và logic nhất. Các mối quan hệ cộng tác hay bắt buộc cũng được thể hiện một cách rõ ràng. Vì vậy, đây là sơ đồ thích hợp nhất để lập bảng tiến độ thi công biệt thự chi tiết. Bảng tiến độ sẽ mang tính khoa học, chặt chẽ nhất.
Các bước để lập một bảng tiến độ thi công biệt thự đơn giản nhưng chính xác nhất
Bước 1: Xác định được khối lượng công việc
Bước này bạn phải xác định được công trình của mình cần thực hiện những công việc nào. Hãy ghi chép tất cả chúng ra một cách chi tiết nhất. Sau đó, cần sắp xếp những công việc theo thứ tự thời gian.
Bước 2: Dự trù ngân sách
Qua khối lượng công việc, hãy tính toán dự trù những khoản chi tiêu một cách chi tiết nhất. Như vậy, có thể giảm thiểu được thất thoát và những chi phí phát sinh khác.
Bước 3: Dự toán thời gian hoàn thành công việc
Một việc rất quan trọng chính là tính toán và dự tính thời gian hoàn thành công việc. Tương ứng với từng hạng mục, người lập bảng tiến độ phải có thời gian cụ thể.
Bước 4: Xây dựng bảng tiến độ thi công công trình

Đây là bước quan trọng nhất trong cả quá trình. Căn cứ vào đặc điểm của công trình, người lập bảng cần xác định được phương pháp phù hợp. Để xây dựng một bảng tiến độ chi tiết, cần bỏ ra khá nhiều thời gian. Có thể sử dụng những phần mềm hỗ trợ để thực hiện dễ dàng hơn.
Tổng quan
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về bảng tiến độ thi công xây dựng biệt thự. Nếu có thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé! Thuận Thiên chuyên cung cấp sản phẩm hố ga thông minh. Mang lại hiệu quả, chất lượng vượt trội cho công trình của bạn. Hãy ghé thăm website của Thuận Thiên để tìm hiểu thêm về những sản phẩm của chúng tôi. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!