Quản lý dự án xây dựng là quy trình cực kỳ quan trọng đối với chủ đầu tư dự án. Hoạt động này diễn ra xuyên suốt từ khi bắt đầu dự án cho tới khi hoàn thiện. Vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng là giúp kiểm soát được chi phí, rủi ro cũng như tiến độ và hiệu quả của công trình. Cùng Hố Ga Thông Minh Thuận Thiên giải đáp các câu hỏi thường gặp xoanh quanh về quản lý dự án xây dựng để hiểu thêm về các hình thức cũng như các giai đoạn cần có của hoạt động này.
Câu hỏi 1: Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng?
Trả lời cho câu hỏi này có 4 nguyên tắc cơ bản cần thực hiện trong quản lý các dự án xây dựng
- Dự án đầu tư xây dựng được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 51 của Luật Xây dựng năm 2014 và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
- Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án.
- Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây dựng
- Quản lý đối với các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 của Luật Xây dựng năm 2014
Chi tiết trả lời cho câu hỏi về các nguyên tắc quản lý dự án xây dựng này, tham khảo thêm tại Luật xây dựng 2014 – Bộ Xây Dựng
Câu hỏi 2: Các hình thức quản lý dự án xây dựng là gì?
Các hình thức quản lý dự án được quy định rõ ràng và chính thống trong Luật Xây dựng của Bộ Xây dựng. Có 4 hình thức quản lý dự án được đề cập tới trong Điều 62 – Luật Xây dựng số 50/2014 để chủ đầu tư dự án áp dung.
1. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
Hình thức quản lý này áp dụng cho dự án sử dụng vốn đầu tư Nhà nước hay còn gọi là vốn đầu tư công
2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
Các dự án này cũng có nguồn vốn của Nhà nước nhưng cần phải đáp ứng thêm một trong các điều kiện cụ thể như:
- Dự án có sử dụng nguồn vốn công quy mô nhóm A có công tình cấp đăc biệt, áp dụng công nghệ cao nhận được xác nhận bằng văn bản của Bộ khoa học và Công nghệ
- Dự án liên quan tới Quốc phòng, An ninh có tính bảo mật quốc gia
3. Thuê tư vấn quản lý dự án
Áp dụng cho các dự án sử dụng nguồn vốn công ngoài Ngân sách, vốn ODA hay các nguồn vốn khác và có tính chất đặc thù, đơn lẻ. Chủ đầu tư sẽ thuê ngoài một đơn vị có chuyên môn để tư vấn, giải đáp các câu hỏi về quản lý dự án xây dựng đang thực hiện.
4. Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc
Hình thức này áp dụng cho các dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ hay có sự tham gia của cộng đồng.
Việc áp dụng hình thức nào để quản lý dự án, sẽ phụ thuộc vào quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng để trả lời câu hỏi áp dụng hình thức cho quản lý dự án nào là phù hợp.
Câu hỏi 3: Các giai đoạn chính trong quản lý dự án xây dựng?
Có 3 giai đoạn quản lý dự án xây dựng theo điều 6 nghị định Số: 59/2015/NĐ-CP. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những công việc khác nhau, từ đó mà việc quản lý cũng cần bao quát hết được các công việc này thì mới đạt được kết quả tốt.
1. Giai đoạn chuẩn bị dự án
Trước khi dự án được đưa vào triển khai thực hiện, sẽ cần rất nhiều công tác chuẩn bị. Các hoạt động bao gồm xin chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tính khả thi; xin cấp giấy phép quy hoạch,…
2. Giai đoạn thực hiện dự án
Hoạt động quản lý phát huy vai trò quan trọng nhất chính là ở giai đoan này. Công việc gồm có bàn giao đất đai, giải phóng mặt bằng, tiến hành xây dựng, giám sát, chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, vận hành thử và nghiệm thu bàn giao.
Ở mỗi công việc đều cần được quản lý chặt chẽ để kịp thời phát hiện các khúc mắc, rủi ro. Xây dựng kế hoạch quản lý cụ thể để bám sát tiến độ cho dự án.
3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng
Bao gồm quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng. Ở giai đoạn này hoạt động quản lý vẫn cần thực hiện nghiêm chỉnh để các dự án được đưa vào sử dụng một cách thuận lợi, suôn sẻ. Đồng thời cũng kịp thời phát hiện và sửa chữa những vấn đề phát sinh của dự án để tối ưu nhất cho chủ đầu tư
Lời kết
Qua việc giải đáp các câu hỏi về quản lý dự án xây dựng thường gặp, Thuận Thiên đã giúp bạn hiểu được sơ bộ hoạt động quan trọng này. Các dự án đạt được thành công phần lớn nhờ biết quản lý hiệu quả, xử lý vấn đề nhanh chóng và kịp thời.
Hãy để Hố ga thông minh trở thành giải pháp tiện lợi cho dự án xây dựng của bạn – tiết kiệm chi phí và thời gian cho khâu quản lý nhờ tính an toàn và thân thiện với môi trường.