Đa phần hiện nay các cán bộ hay kỹ sư trong ban quản lý xây dựng dự án sẽ tập trung vào chuyên môn và công việc do mình phụ trách. Nhưng sẽ càng hiệu quả và tốt hơn nếu mọi người có thể biết thêm về sự tổ chức hoạt động của ban quản lý dự án mình đang làm việc. Điều này rất là cần thiết. Bởi nó sẽ giúp họ có một cái nhìn tổng quan hơn về vị trí công việc của mình ở đâu. Giúp cho quá trình tác nghiệp với các bộ phận khác trong ban được hiệu quả hơn. Vậy hãy cùng Thuận Thiên tìm hiểu thêm về ban quản lý và sơ đồ tổ chức nhé!
Ban quản lý xây dựng và sơ đồ chi tiết:
Ban quản lý xây dựng dự án sẽ được thành lập là đơn vị, bộ phận trực thuộc và chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của chủ đầu tư. Với hình thức chủ đầu tư phổ biến sẽ là các công ty. Cụ thể hơn sẽ là ban giám đốc công ty và các phòng ban chức năng theo một sơ đồ như sau:
Nhiệm vụ của ban quản lý
Ban quản lý dự án sẽ hỗ trợ đảm trách các chức năng quản lý về chất lượng, khối lượng, tiến độ, … của từng dự án và sẽ được tổ chức theo sơ đồ sau:
Ban quản lý xây dựng dự án sẽ giúp ban giám đốc của chủ đầu tư quản lý. Trong việc thực hiện các dự án triển khai trong giai đoạn thi công xây dựng công trình. Ban quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước chủ đầu tư và pháp luật. Dựa theo những nhiệm vụ đã được giao và quyền hạn được uỷ quyền. Dựa vào quy định tại Khoản 2 Điều 64 của Luật Xây dựng, cụ thể là:
- Thực hiện việc giám sát thi công xây dựng công trình.
- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn công trình xây dựng.
- Tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng.
- Có trách nhiệm báo cáo thường xuyên, báo cáo định kỳ theo các yêu cầu của công ty.
- Chịu sự kiểm tra và phối hợp với các phòng ban chuyên môn thuộc công ty.
- Phối hợp với chính quyền địa phương giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường an toàn.
Cơ cấu tổ chức cụ thể của ban quản lý xây dựng
Ban quản lý xây dựng sẽ được tổ chức và hoạt động dựa theo các bộ phận chuyên môn dưới sự quản lý và điều hành của Giám đốc ban. Bộ máy hoạt động của ban sẽ bao gồm:
- Giám đốc ban
- Phó Giám đốc ban
- Bộ phận xây dựng
- Bộ phận cơ điện
- Bộ phận vật tư, vật liệu, trang thiết bị
- Bộ phận quản lý hồ sơ, khối lượng thanh quyết toán phần xây dựng và cơ điện
- Bộ phận trắc đạc
- Bộ phận an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ
- Bộ phận hành chính – văn thư
- Giám đốc ban lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của ban theo chức năng nhiệm vụ
Lưu ý:
Phó giám đốc ban quản lý xây dựng sẽ do Giám đốc công ty quyết định bổ nhiệm. Giám đốc ban sẽ chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho Phó giám đốc ban. Phụ trách tham mưu, giúp việc cho Giám đốc ban về quản lý, điều hành các hoạt động trong dự án.
Các bộ phận trong ban sẽ được tổ chức để giúp việc cho Giám đốc và Phó giám đốc ban. Thực hiện các nhiệm vụ đã được giao trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Cơ cấu cán bộ chi tiết của ban quản lý sẽ bao gồm:
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận ban quản lý xây dựng
Các nhiệm vụ và chức năng từng phòng ban sẽ được chia ra cụ thể:
Giám đốc ban quản lý xây dựng dự án sẽ có những nhiệm vụ như:
- Điều hành mọi hoạt động của ban. Hỗ trợ giúp ban giám đốc công ty quản lý và triển khai thực hiện dự án trong giai đoạn thi công.
- Lên các kế hoạch, kiểm soát và đánh giá tiến độ thực hiện trong giai đoạn thi công.
- Thiết lập các mục tiêu, tiến độ thực hiện dự án. Triển khai kế hoạch thi công xây dựng công trình.
- Quản lý, phân công, giao việc, giám sát cán bộ nhân viên trong ban quản lý.
- Tổ chức công việc kiểm tra và báo cáo lãnh đạo phê duyệt hồ sơ. Thực hiện việc nghiệm thu khối lượng thanh, quyết toán, hồ sơ chất lượng, hoàn công của công trình.
Phó giám đốc ban quản lý dự án xây dựng có chức năng và nhiệm vụ:
- Thực hiện các công việc dựa theo sự phân công của giám đốc ban quản lý xây dựng dự án.
- Phụ trách trong việc điều hành các bộ phận, các cán bộ của ban quản lý thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Báo cáo lại kết quả thực hiện công việc của mình tại cuộc họp giao ban.
- Phó giám đốc Ban sẽ có trách nhiệm giải quyết công việc. Báo cáo kết quả thực hiện công việc. Trả lời các văn bản của nhà thầu về những vấn đề thuộc công việc được giao.
Các Trưởng bộ phận có chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Phải thực hiện công việc được giao một cách hiệu quả.
- Thường xuyên báo cáo kết quả, những tồn tại vướng mắc về công việc mình phụ trách lên Giám đốc và Phó giám đốc ban.
- Phân công nhiệm vụ cho các cán bộ, nhân viên trong bộ phận của mình;
- Đánh giá, đề xuất khen thưởng và kỷ luật các cán bộ trong bộ phận của mình lên Giám đốc, Phó giám đốc ban.
- Kiểm tra các hồ sơ các công việc mình phụ trách trước khi trình lên cấp trên xem xét phê duyệt.
Các nhân viên có có chức năng và nhiệm vụ trong ban quản lý xây dựng dự án:
- Có trách nhiệm thực hiện những công việc do trưởng bộ phận phân công.
- Thực hiện báo cáo thường xuyên các công việc mình phụ trách tới trưởng bộ phận.
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công hoàn thành công.
- Chủ động hợp tác với các nhân viên và các bộ phận khác hoàn thành công việc được giao.
Trên đây là sơ lược về sơ đồ tổ chức nhân sự của một ban quản lý dự án điển hình tại Việt Nam. Nếu bạn cảm thấy thông tin này bổ ích hãy chia sẻ nó với mọi người xung quanh. Và hãy tiếp tục theo dõi Thuận Thiên để nhận được nhiều thông tin mới nhé!